Bệnh Tiểu Đường và Bệnh Nướu Răng

Bệnh nướu răng, còn được gọi là bệnh nha chu, là tình trạng nhiễm trùng các mô xung quanh răng của bạn. Bệnh nướu răng làm cho nướu răng của bạn bị chảy máu, có màu đỏ và sưng lên

Nướu răng bình thường và nướu răng bị bệnh

Có nhiều nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa bệnh nướu răng và bệnh tiểu đường.

Theo CDC, hơn 34,2 triệu người Mỹ – trên 1/10 – bị bệnh tiểu đường (cũng có 88 triệu người Mỹ trưởng thành – khoảng 1/3 người có dấu hiệu bị tiền tiểu đường). Nếu bạn là một trong số họ, thật dễ hiểu tại sao bạn muốn biết bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn như thế nào. Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng nếu lượng đường trong máu của bạn không được kiểm soát tốt, bạn có nhiều khả năng bị bệnh nướu răng nghiêm trọng (viêm nha chu) và bị rụng nhiều răng hơn những người không bị tiểu đường. Ngược lại, viêm nha chu có thể làm cho lượng đường trong máu của bạn tăng lên, khiến bệnh tiểu đường của bạn khó kiểm soát hơn.

Điều gì khiến những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị bệnh nướu răng?

Bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường cao trong máu. Như là một hệ quả tất yếu của việc tăng lượng đường trong máu, nước bọt xung quanh răng và dưới nướu của bạn cũng có nhiều đường hơn. Điều này giúp vi khuẩn có hại và mảng bám phát triển. Nhiều vi khuẩn mất kiểm soát tạo ra nhiều độc tố hơn gây mất xương, trong khi các mảng bám gây kích ứng nướu răng của bạn. Cả hai tình trạng này (mất xương và viêm nướu) sẽ dẫn đến bệnh nướu răng, sâu răng và cuối cùng là mất răng.

Bệnh tiểu đường làm cho các mạch máu dày lên khiến cho sự lưu thông các chất dinh dưỡng và khả năng loại bỏ các chất thải khỏi các mô cơ thể của máu bị giảm thiểu. Sự giảm dòng chảy này của máu cũng sẽ làm suy yếu nướu và xương, làm cho chúng (nướu và xương) có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn.

Như bạn đã biết, các tế bào bạch cầu trong máu của bạn là cơ quan bảo vệ chính chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn xảy ra trong miệng của bạn. Lượng đường trong máu của bạn càng ít được kiểm soát, các tế bào bạch cầu của bạn càng bị suy giảm. Khi có ít binh lính (tế bào bạch cầu) để chống lại tình trạng nhiễm trùng, các vấn đề răng miệng nghiêm trọng sẽ có cơ hội xảy ra nhiều hơn.

Lượng đường trong máu cao cũng làm cho bệnh nướu răng của bạn tồi tệ nhanh hơn.

Nướu răng bị nhiễm trùng

Làm thế nào để duy trì sức khỏe răng miệng của người bị tiểu đường

Điều quan trọng nhất mà những người mắc bệnh tiểu đường có thể làm cho sức khỏe răng miệng của họ là giữ cho mức đường huyết của họ càng gần mức bình thường càng tốt. Mặt khác, nướu răng khỏe mạnh sẽ giúp giữ lượng đường huyết vừa phải. Nướu răng khỏe mạnh khi các răng xung quanh không có mảng bám răng và cao răng. Để giữ cho răng và nướu của bạn sạch sẽ, hãy đánh răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày. Nếu bạn đeo răng giả, hãy tháo ra và làm sạch chúng hàng ngày.

Thăm khám nha khoa thường xuyên là vũ khí tốt nhất của bạn trong cuộc chiến chống lại bệnh nướu răng.  Chỉ có vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp mới có thể loại bỏ mảng bám răng và cao răng. Đó là lý do tại sao việc khám và làm sạch răng và nướu của bạn bởi nha sĩ hai lần một năm là MỘT VIỆC PHẢI LÀM. (Nha sĩ của bạn có thể đề nghị thăm khám thường xuyên hơn tùy thuộc vào tình trạng bệnh tiểu đường của bạn). Tại mỗi lần khám răng, hãy thảo luận về tình trạng bệnh tiểu đường của bạn , bao gồm những vấn đề như đã làm tốt như thế nào để kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách dùng thuốc, thay dổi cách ăn uống, tập thể dục thường xuyên và bỏ thuốc lá…

Khám răng định kỳ

Điều quan trọng đối với mọi người là thực hành vệ sinh răng miệng tốt, càng quan trọng hơn đối với những người bị bệnh tiểu đường. Hãy luôn để ý đến bất kỳ thay đổi nào trong sức khỏe răng miệng của bạn. Nếu bạn nhận thấy bất cứ điều gì không bình thường, hãy gọi cho nha sĩ của bạn ngay.

 Và hãy nhớ điều trị các vấn đề về nướu của bạn càng sớm càng tốt.

Diabetes and Gum Disease 

Gum disease, also known as periodontal disease, is an infection of the tissues surrounding your teeth. Gum disease makes your gums bleed, look red, and swell.

There are many studies that show correlation between gum disease and diabetes.

According to the CDC, more than 34.2 million Americans— over 1 in 10—have diabetes (also 88 million American adults -approximately 1 in 3-have pre-diabetes). If you’re one of them, it’s easy to understand why you’d want to know how diabetes affects your oral health. You might be surprised to learn that if your blood glucose levels are poorly controlled, you are more likely to develop serious gum disease (periodontitis) and lose more teeth than people who don’t have diabetes. In turn, periodontitis may cause your blood sugar to rise, making your diabetes harder to control. 

What puts people with diabetes at higher risk for gum disease? 

Diabetes means you have a high-level of sugar in your blood. As a consequence, the saliva around your teeth and under your gums also has more sugar in it. This helps harmful bacteria and plaque grow. More out of control bacteria produce more toxins that cause bone loss, and plaque irritates your gums. Both conditions can lead to gum disease, tooth decay, and eventually tooth loss.

Diabetes causes thickened blood vessels which reduce the flow of nutrients and removal of wastes from body tissues. This reduced blood flow, in turn, will weaken the gum and bone, putting them at greater risk for infection.

The reduced blood flow also impaires your white blood cells. As you know, white blood cells in your blood are the main defense against bacterial infections that occur in your mouth. With fewer soldiers (white blood cells) to fight infections, there’s more chance that serious dental problems will occur.

 High blood sugar also causes your existing gum disease to worsen faster.

How to maintain oral health for people with diabetes

The most important thing people with diabetes can do for their oral health is to keep their blood glucose levels as close to normal as possible. Also, healthy gums help to maintain your blood sugar level. Gums stay healthy when the teeth around them are free from dental plaque and dental tartar. To keep your teeth and gums clean, brush your teeth twice a day and floss daily. If you wear dentures, remove and clean them every day. 

Regular dental visits are your best weapon in the fight against gum disease. Only a professional dental cleaning can remove dental plaque and dental tartar. That’s why having your teeth and gums checked and cleaned by your dentist twice a year is A MUST. (Your dentist may recommend more frequent visits depending on the status of your diabetes.) At each dental visit, discuss your diabetes status including how well you control blood sugar by taking medication, changing to a healthier diet, exercising regularly and not smoking…

It’s important for everyone to practice good oral hygiene, but even more so for people with diabetes. Keep an eye out for any changes in your oral health. If you notice anything abnormal, call your dentist right away.

 And remember to treat your gum problems as soon as you can.

                                               

Similar Posts