ÁP XE RĂNG
BSNK Diệu Liên Tống
Áp xe răng là túi mủ gây ra bởi sự nhiểm trùng. Tình trạng nhiểm trùng này có nguyên nhân từ răng bị sâu không được điều trị, bệnh nha chu hoặc răng bị nứt. Các nguyên nhân này tạo cửa ngõ cho vi trùng xâm nhập vào tủy răng và đưa đến chết tủy. Sự nhiểm trùng tủy răng dần dần lan xuống vùng xương hàm quanh chóp chân răng và tạo thành túi mủ ở chóp chân răng. Chất dịch mủ có thể xuyên qua lớp vỏ xương mõng ở chóp chân răng và vỡ ra trong miệng.
Áp xe do nhiểm trùng nha chu thường xảy ra ở vùng nướu cạnh chân răng.
Răng bị sâu không được điều trị đưa đến áp xe chân răng.
(1) Lổ sâu
(2) Tủy răng bị nhiểm trùng
(3) Áp xe chóp chân răng
Triệu chứng:
Các triệu chứng của áp xe răng gồm:
- Đau nhiều và lan tỏa ra vùng mặt, cổ và thái dương
- Thức ăn nóng hay lạnh có thể gây đau.
- Đau khi va chạm vào răng hay khi nhai, cắn
- Nướu sưng đỏ, sưng lan tỏa ra vùng mặt hay má.
- Sốt và có thể nổi hạch cổ hoặc hạch ở mang tai.
- Hôi miêng, cảm giác mùi hôi và vị mặn khi túi mủ vỡ ra trong miệng.
- Khó thở hoặc khó nuốt.
Điều trị:
Áp xe răng có thể được chữa trị bằng nhiều cách, tùy theo mức độ nặng nhẹ của sự nhiểm
trùng. Bác sĩ của bạn có thể:
– Cho bạn dùng kháng sinh. Tuy nhiên, kháng sinh chỉ có tác dụng làm giảm bớt cơn nhiểm trùng cấp tính, sau đó bạn cần trở lại phòng nha khoa để điều trị nguyên nhân gây ra áp xe.
– Rạch thoát mủ
– Nếu bị bịnh nha chu cần phải cạo sạch vôi và mảng bám vi khuẩn quanh chân răng.
– Nếu bị sâu răng hay nứt răng cần phải chữa tủy răng và sau đó trám lổ sâu hoặc làn mão răng.
– Chân răng cần đươc nhổ để không duy trì tình trạng nhiểm trùng thường xuyên qua ống tủy mở ngõ.
Chân răng bị nứt và nhiểm trùng gây ra áp xe.
Biến chứng:
Nếu áp xe không được chữa trị đúng mức nó có thể dẫn tới nhiểm trùng các mô xung quanh chân răng và xương hàm. Nếu nặng hơn có thể gây nhiểm trùng và phù nề ở sàn miệng và vùng thực quản gây khó thở và khó nuốt. Hoặc áp xe có thể gây nhiểm trùng máu và nguy hiểm đến tính mạng.
Áp xe răng là một tình trạng cần cấp cứu. Khi có những triệu chứng kề trên và không liên lạc được với Nha sĩ, bạn phải vào cấp cứu trong bệnh viện; nhất là khi bạn có triệu chứng khó thở hay khó nuốt.
Phòng ngừa:
Để phòng ngừa áp xe răng cần phải giữ vệ sinh răng miệng tốt, khám răng định kỳ để chữa răng sâu, chữa bệnh viêm nha chu từ khi mới khởi phát. Nếu bị nứt răng cần phải đi khám răng càng sớm càng tốt.